Tòa nhà cao nhất châu Âu sắp sửa hoàn thành. Nằm trên một khu phức hợp bờ sông mới tại St Petersburg, Nga, tòa tháp của Trung tâm Lakhta có độ cao 462 mét (1.516 feet), là tòa nhà "siêu cao" đầu tiên của thành phố ( tòa nah2 cao trên 300 mét).
Theo các nhà thiết kế cho rằng hiện tại đây là công trình chọc trời cao nhất ở cực bắc của thế giới.
Tòa tháp 87 tầng vặn xoắn 90 độ từ móng lên đến đỉnh, giống như một cây kim xoắn ốc. Điều này khiến cho nó trở thành tòa nhà cao nhất thế giới về mẫu thiết kế nhà chọc trời "dạng xoắn".
Độ cao vượt trội của nó được bù đắp bởi một tòa nhà đa chức năng thấp hơn với chiều dài mặt tiền là 260m (853 feet. Không gian dàn cho khu dân cư và thương mại sẽ được thiết kế lên đến độ cao 360m (1.181 feet) trên đó là tầng quan sát và nhà hàng sẽ mang lại những góc nhìn ngoạn mục về Vịnh Phần Lan.
Giống như một ngọn lửa
Trung tâm Lakhta lấy danh hiệu tòa nhà cao nhất châu Âu từ tòa tháp Liên bang Moscow được hoàn thành vào năm 2017 với độ cao 374m (1.227 feet). Moscow cũng là quốc gia có 5 trong 6 cái tên tiếp theo trong danh sách, bị gián đoạn chỉ bởi tòa Shard của London, tòa tháp cao nhất của châu lục trong thời gian ngắn vào năm 2012, cao 310 mét (1.016 feet).
Khoảng 8.000 nhân viên dự kiến sẽ làm việc trong khu phức hợp cuối cùng.
Trung tâm Lakhta được khởi công vào năm 2012 và sẽ được dùng làm trụ sở cho tập đoàn dầu khí Nga Gazprom. Trụ sở này đang hoạt động thông qua một công ty con. Tập đoàn này sẽ được di dời vào cuối năm 2019..
Theo Philip Nikandrov, một trong những kiến trúc sư tham gia vào các dự án, phần bên ngoài của tòa nhà sẽ được hoàn thành vào cuối mùa hè này, mặc dù nội thất bên trong sẽ được tiếp tục triển khai hoàn thành vào năm 2019..
Những hình ảnh tự động cho thấy hình bóng ấn tượng của tòa tháp chính, được thiết kế tượng trưng cho ngọn lửa--một nét đặc trưng của biểu tượng Gazprom.
Một cái vòm ấn tượng của một họa sĩ dài 322 foot sẽ hoạt động như là lối vào khu phức hợp. Credit: ©Lakhta Center
Gazprom từ lâu đã nhắm St Petersburg là một địa điểm cho trụ sở mới khi lần đầu tiên tung ra một dự án xây dựng một tòa tháp ở trung tâm thành phố vào năm 2006. Khu phức hợp với cái tên sơ khai là Gazprom City và sau đó đổi thành trung tâm Oktha. Tuy nhiên, dự án này lại gặp phải những phàn nàn từ dân cư khi họ cho rằng nó sẽ phá hủy những trung tâm lịch sử quan trọng của thành phố đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1990.
Sau nhiều năm tranh luận về việc đường chân trời của St. Petersburg xuất hiện trên danh sách 100 nơi có nguy cơ bị đe dọa nhất của Qũy di tích thế giới, Gazprom dần chuyễn tầm nhìn tại Lakhta, cách khoảng 5 dặm về phía tây bắc của Trung tâm thành phố.
Nikandrov cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua email: "HQ sẽ chiếm khoảng một phần ba tổng diện tích khu vực ," "trong đó một phần ba khu vực khác dành cho tiện ích công cộng bao gồm một hội trường đa năng, không gian bán lẻ, trung tâm thể dục và y tế, và một bảo tàng khoa học với một nhà mô hình vũ trụ.
Những nét đặc biệt có màu xanh
Nền móng tòa nhà được đào sâu 82 mét (269 feet) dưới mặt đất, nó được Sách kỷ lục Guinness thế giới công nhận là tòa nhà “đổ bê tông liên tục lớn nhất thế giới” ( kỷ lục này bị phá vỡ 2 năm sau đó bởi một công trình ở Dubai).
Gió gần đỉnh tháp có thể thổi với tốc độ lên tới 85 mph ( gần 140 km/h), vì vậy cấu trúc đã được kiên cố bởi 15 cột vành đai để phân tán trọng lực từ lõi của nó.
Mặt chính của tòa nhà được làm từ các tấm kính được thiết kế để hạn chế sự mất nhiệt. Credit: ©Lakhta Center
Mặt chính được làm từ 16.500 tấm kính riêng lẻ được trang bị cửa chớp tự động và van được thiết kế để giảm mất nhiệt. Các nhà thiết kế cũng cho biết rằng họ đã đưa ra các biện pháp thân thiện với môi trường khác, trong đó có việc tái sử dụng nước và hệ thống lọc.
Nikandrov cho biết :"Dọc theo chu vi của nó, khu phức hợp được bao quanh bởi các không gian công cộng: gồm 3 quảng trường công cộng, một sân khấu ngoài trời với 2.000 chỗ ngồi, nhiều đài phun nước và không gian cho người đi bộ"
Tòa tháp trung tâm Lakhta hiện xếp thứ 13 trong số những công trình cao nhất thế giới.